Bộ Sách Rèn Tư Duy Sâu Sắc Của Cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần (8 quyển)
Sách của Nguyễn Duy Cần (Thu Giang) không lên gân, dạy dỗ phải làm điều này điều nọ để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tác giả hướng người đọc đến việc nhận thức được giá trị sự vật như nó vốn có, hiểu được bản ngã của mình để hành động phù hợp với hoàn cảnh.
Óc sáng suốt
Óc sáng suốt là một trong những tác phẩm tiêu biểu của học giả Thu Giang – Nguyễn Duy Cần. Thông qua cuốn sách này, tác giả hướng dẫn cho người đọc những phương pháp để rèn luyện cho mình một bộ óc minh mẫn và sáng suốt, tư duy có hiệu quả để thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách này xuất bản lần đầu tiên cách đây hơn nửa thế kỷ (1952), dù đã trải qua một thời gian rất dài nhưng giá trị tư tưởng của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay.
Lão tử đạo đức kinh
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. Lão Tử Đạo Đức Kinh được học giả Nguyễn Duy Cần dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Trung Quốc, có kèm theo phần chú giải để độc giả tiện theo dõi. Lão Tử tinh hoa là cuốn sách bàn rộng ra về những nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh.
Tôi tự học
Sách của Nguyễn Duy Cần tựa đề “Tôi Tự Học” sẽ đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp. Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”.
Cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.
Cái Dũng Của Thánh Nhân
Cuốn sách của Nguyễn Duy Cần đề cập đến cách ứng xử của con người trong xã hội và các phương pháp tu dưỡng để đạt đến một tinh thần điềm đạm, an nhiên trước mọi hoàn cảnh khó khăn sóng gió của cuộc đời.
Các bậc thánh nhân vốn cũng xuất thân từ những con người bình thường như bao người khác. Họ sinh ra không phải đã có sức mạnh thể chất vượt trội hay quyền phép nào đó có thể cảm hóa lòng người. Sức mạnh của họ nằm ở sự điềm đạm, khả năng đương đầu với thách thức, nguy hiểm mà lòng không chút nao núng, xáo động. Gần gũi nhất mà chúng ta có thể biết được đó chính là đức Phật, người luôn nở miệng cười từ bi, thái độ khoan dung, điềm tĩnh dù đối diện với bất cứ ai hay hoàn cảnh nào có thể mang tới cho Người sự khổ đau, nguy hiểm. Đó là bởi đức Phật đã đứng trên đỉnh cao của trí tuệ và sức mạnh tâm thức trong con người mình. Những điều này không tự nhiên mà có. Bất cứ ai cũng có thể luyện tập mà thành, các vị thánh nhân cũng không ngoại lệ. Và cuốn sách “Cái dũng của thánh nhân” đã chỉ ra cho chúng ta từng đường đi nước bước cần thiết để luyện tập được sự điềm đạm như ở các thánh nhân.
Cái Cười Của Thánh Nhân
Cái Cười Của Thánh Nhân không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u mặc phương Đông, mà còn hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn. Những câu chuyện cổ, những bài văn u mặc trong quyển sách cho ta thấy cuộc đời dưới một lăng kính khác hài hước hơn, thú vị hơn và sâu sắc hơn.
"Cái cười của Thánh nhân" là tiếng cười của người thoát vòng tục lụy, tiếng cười vang của con người tự do, tiếng cười vang vọng ngàn năm khắp mấy cõi trời... Đó là tiếng cười của Lão Tử, của Trang Tử và của bao hiền nhân khác biết tung tăng đùa chơi với cuộc đời.
Nguyễn Duy Cần đã mượn chuyện ngàn xưa để cười chuyện thời nay đó! Chúng ta đang ở trong một thế giới vật chất đầy đủ nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng tinh thần của chúng ta mệt lắm, khổ lắm bởi tầm nhìn, tầm nhận thức của chúng ta. Chúng ta đang sống vì những việc mà mình cho là quan trọng lắm, giá trị lắm, cần thiết lắm và những cuộc tranh giành, chiến tranh, đau khổ cũng vì đó mà diễn ra...
Một cuốn sách không chỉ để mua vui mà còn khiến người đọc phải suy ngẫm.
Thuật Xử Thế Của Người Xưa
Thuật xử thế của người xưa thông qua những điển tích Trung Hoa để rút ra những bài học uyên thâm và đầy ngụ ý, nhằm hướng người đọc đến những giá trị chân thiện mỹ, góp phần giáo dục đạo đức lối sống của thanh niên.
Trong xã hội hiện đại, con người mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất việc tu dưỡng đạo đức, lối sống. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức xã hội lại càng băng hoại đi bấy nhiêu. Vì vậy, những câu chuyện trong Thuật xử thế của người xưa tuy đã trải qua hàng vạn năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị đức dục. Cuốn sách góp phần định hướng người đọc đến các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.
Thuật Yêu Đương
Thuật Yêu Đương là một trong nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông, ra mắt bạn đọc vào năm 1961, khi đó cụ Nguyễn Duy Cần trên 50 tuổi và đã có một gia tài sách khá đồ sộ. Thông thường các nhà văn đều có những sáng tác hay về tình yêu trong lứa tuổi thanh xuân, vì sao một học giả nổi tiếng như Nguyễn Duy Cần lại viết và xuất bản một cuốn sách về tình yêu khi tuổi đã xế chiều, và vì sao ông lại chọn tình yêu làm chủ đề cho một cuốn sách của mình?
Câu trả lời giản dị là: Chỉ có thời gian mới làm cho con người hiểu được sự sâu sắc của tình yêu.
Một Nghệ Thuật Sống
Tác phẩm Một nghệ thuật sống nêu lên những quan niệm về cuộc sống và cách sống: sống là gì, lẽ sống của con người, nhận biết chân giá trị của sự vật, hành động để giải thoát…
Tác giả không tập trung khai thác, phân tích tâm lý con người như những sách nghệ thuật sống, rèn luyện nhân cách phổ biến hiện nay. Ông cũng không lên gân, dạy dỗ phải làm điều này điều nọ để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tác giả hướng người đọc đến việc nhận thức được giá trị sự vật như nó vốn có, hiểu được bản ngã của mình để hành động phù hợp với hoàn cảnh. Để trở nên một con người hoàn toàn, theo tác giả, con người cần phải làm hai điều: cải tạo cá nhân và cải tạo xã hội. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt trong các chương của cuốn sách.
Vài nét về cụ Thu Giang - Nguyễn Duy Cần
Thu Giang Nguyễn Duy Cần tên thật là Nguyễn Duy Cần (1907 – 1998), nguyên quán: làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là thành phố Mỹ Tho, thuộc tỉnh Tiền Giang). Cụ làm nghề viết sách, dạy học, lương y, nghiên cứu Đạo học, Kinh Dịch, với các biệt hiệu: Thu Giang, Hoàng Hạc, Bảo Quang Tử… Cụ sống cùng thời với các học giả và nhà văn như: Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Hoàng Xuân Việt, Phạm Cao Tùng…
Những tác phẩm của cụ Thu Giang được viết không bằng mục đích để ông “sống với câu chữ” mà đa phần là do sự đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Ông cảm thấy những đề tài mình nên viết là những điều mà xã hội đang còn thiếu thốn và nhiều tầng lớp dân sinh đang mong đợi.
Bộ sách này dành cho ai:
Tác giả Thu Giang (Nguyễn Duy Cần) đã bắt đầu viết sách từ năm 1935. Đến nay, có những cuốn sách của cụ đã được hơn 80 tuổi. Những những giá trị vượt thời gian của chúng vẫn được bạn đọc đủ mọi lứa tuổi đón nhận. Bởi lẽ, cụ viết những cuốn sách này hoàn toàn dựa trên những yêu cầu bức thiết của cuộc sống, viết để bồi dưỡng tri thức và tinh thần mà người Việt còn thiếu.
Đây là những cuốn sách hay nhất của Thu Giang (Nguyễn Duy Cần) và cũng thiết thực nhất với bất kỳ ai, từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành. Chúng xứng đáng là những cuốn sách gối đầu giường để đọc vào mọi thời điểm trong cuộc đời. Vì mỗi lần đọc, sau mỗi trải nghiệm của cuộc sống, bạn sẽ càng ngộ ra được những điều mới mẻ, những cách hiểu khác cho những lời dạy của cụ.
Đặc biệt: tặng Chuỗi 10 bài giảng của thầy Trần Việt Quân khi đặt mua trọn bộ giúp bạn tìm ra ý nghĩa cuộc đời. Bộ bài giảng sẽ giúp bạn: