Khi nào bạn còn đồng nhất mình với lý trí, bạn sẽ có khuynh hướng tìm kiếm chính mình qua những gì ở bên ngoài." "Mục tiêu tối hậu của cuộc đời không nằm trong bản thân cuộc đời, mà ở sự vượt thoát những vướng mắc của cuộc đời." "Lòng trắc ẩn dành riêng cho ai đó không phải là tình yêu của Thượng đế, mà là là tình yêu của bản ngã." "Bản ngã" chính là lý trí của bạn khi không được quan sát." "Để ý thức được Hiện hữu, bạn cần cần tập trung đưa nhận thức của mình ra khỏi lý trí. Đây là công việc cơ bản nhất của hành trình tâm linh của bạn." "Cũng như mặt trời thì dứt khoát chiếu sáng hơn ngọn nến, có nhiều sự thông thái từ Hiện hữu hơn là từ lý trí của ta." "Thay vì phải chiến đấu với bóng tối, ta mang ánh sáng vào." Mọi người trong chúng ta ai cũng có những nỗi đau khổ. Cuộc đời là bể khổ, khổ nhiều đến nỗi chúng ta có cảm giác phàm là con người là khổ… Những nỗi đau khổ chất chứa của nhiều số phận qua nhiều thế hệ trở thành tâm thức tập thể, tâm thức cộng đồng. Những nghiên cứu mới đây của các nước phát triển về mức độ con người có cảm thấy hạnh phúc hơn không khi đời sống của họ được cải thiện cho thấy câu trả lời, rất tiếc, vẫn là không. Như vậy rõ ràng, chìa khóa của vấn đề không nằm ở thỏa mãn vật chất. Với tác giả của “Sức mạnh của hiện tại”, Eckhart Tolle - một bậc thầy tâm linh của thế giới hiện đại, câu trả lời không những như vậy, mà còn xa hơn nữa: Nguồn gốc nỗi bất hạnh của con người ở chính trong mỗi con người. Chừng nào con người còn đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài mình thì chừng đó, con người còn đau khổ. Luận điểm cơ bản của Eckhart Tolle rất đơn giản, nhưng đầy thuyết phục: Ở mỗi con người đều có bản chất chân thật và thường hằng. Nhưng bản chất đó, giống như mặt trời, luôn bị mây mờ che phủ khiến họ không bao giờ nhận ra Thượng đế hay chân lý chính ở trong con người họ. Đám mây đó chính là dòng suy nghĩ miên man, vô cùng, vô tận, là lý trí, hay trí năng ở mỗi con người. Lý trí, trí năng thường bị nhầm lẫn là bản thân ta. Nó làm nên cái mà chúng ta gọi là “bản ngã”. Mọi đau khổ nội tâm xuất phát từ đây. Với “ngã”, luôn luôn có phân biệt đúng/sai, trắng/đen, phải/trái, đau khổ/hạnh phúc, địch/ta, bạn/thù, tốt/xấu, sinh/tử… “Ngã” luôn luôn phải tồn tại vì một sự nhầm lẫn vĩ đại của loài người là nếu không có nó thì làm gì có bản thân ta nữa. “Ngã” luôn phân tách con người như một cá thể không liên quan tới những gì ở ngoài nó. “Ngã” không thể mất bởi “ngã” được cho là bằng chứng của tồn tại, của sự hiện hữu của mỗi cá nhân. Nhưng thật ra, “ngã” hoàn toàn không phải là bản thân bạn. Vậy thì bạn ở đâu? Theo tác giả, bạn hãy gạt đám mây mờ lý trí để ánh sáng lan toả khắp nơi – ánh sáng đó mới là bạn đích thực. Vậy làm tan đám mây che phủ bầu trời bằng cách nào? Câu trả lời: Hãy thực hành an trú trong giây phút hiện tại! Hãy nhận diện sự có mặt của những dòng suy nghĩ miên man bất tận, hay lý trí, trí năng trong bạn, hãy chỉ quan sát nó trong tĩnh lặng như quan sát một đối tượng.