Giúp Trẻ Xử Lý Cơn Cáu Giận

Thương hiệu: Khác   |   Tình trạng: Còn hàng
95,000₫

Trong cuốn sách “Giúp trẻ xử lý cơn cáu giận – 57 bài luyện tập để điều khiển cơn giận của trẻ”, tác giả sẽ giải thích về cấu trúc của “cơn giận” và “cách quản lý cơn nóng giận” nhằm giúp tự điều khiển cơn giận của bản thân. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra rất nhiều tình huống có thể áp dụng vào đời sống thường nhật, phát huy biện pháp quản lý cơn giận này khi cha mẹ và con cái cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhờ đó cha mẹ có thể xây dựng mối quan hệ tin cậy với con một cách tự nhiên nhất.

  • FREE SHIP VỚI ĐƠN HÀNG > 500.000 đ
Tiêu đề:
THÔNG TIN KHÁC
  • CỬA HÀNG 1 : 24 đường số 32, P An Khánh, TP Thủ Đức (Gần Trung tâm Q1)
    CỬA HÀNG 1 : 24 đường số 32, P An Khánh, TP Thủ Đức (Gần Trung tâm Q1)
  • CỬA HÀNG 2: Lô B1.1 - NT01, Khu đô thị Thanh Hà - Xã Cự Khê - HuyệnThanh Oai - Hà Nội
    CỬA HÀNG 2: Lô B1.1 - NT01, Khu đô thị Thanh Hà - Xã Cự Khê - HuyệnThanh Oai - Hà Nội

Mô tả sản phẩm

Giúp Trẻ Xử Lý Cơn Cáu Giận - 57 Bài Luyện Tập Để Điều Khiển Cơn Giận Của Trẻ

Gửi tới các thầy cô giáo trong hiện tại, những người sẽ là giáo viên trong tương lai và những người đang làm trong ngành giáo dục!

Vài năm gần đây, hành vi bạo lực trong trường tiểu học đang ngày một gia tăng, đặc biệt có xu hướng trẻ hóa độ tuổi.

Tại sao trẻ lại thể hiện cảm giác giận dữ thành bạo lực? Bởi vì trẻ “không có cách biểu hiện nào khác” ngoài bạo lực. Cũng chính vì không biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, trẻ bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn từ bộc phát cơn giận đột ngột, tự chối bỏ bản thân dẫn tới cô lập với xung quanh…

Nhằm đưa trẻ thoát khỏi vòng luẩn quẩn này, việc “Quản lý cơn nóng giận” là rất có ích.

Chúng ta mong rằng tất cả trẻ em đều có thể tự điều khiển cảm xúc nóng giận của mình để không làm điều gì phải hối hận về sau.

Trong cuốn sách “Giúp trẻ xử lý cơn cáu giận – 57 bài luyện tập để điều khiển cơn giận của trẻ”, tác giả đã ghi lại những tình huống theo mục đích riêng, có thể dùng trong các giờ học hay những kỹ thuật nhằm quản lý “cơn giận”. Những ghi chép này sẽ rất có ích cho hoạt động giáo dục hằng ngày của các bạn.

Gửi tới các bậc phụ huynh!

Mỗi sáng, bạn có bực bội khi đưa con tới trường không? Bạn có thấy vô cùng hối hận nếu mình trót đem nỗi bực dọc ấy trút lên con không?

Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng vì con mình dễ “nổi khùng” hơn những đứa trẻ khác chưa?

Trong cuốn sách “Giúp trẻ xử lý cơn cáu giận – 57 bài luyện tập để điều khiển cơn giận của trẻ”, tác giả sẽ giải thích về cấu trúc của “cơn giận” và “cách quản lý cơn nóng giận” nhằm giúp tự điều khiển cơn giận của bản thân. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra rất nhiều tình huống có thể áp dụng vào đời sống thường nhật, phát huy biện pháp quản lý cơn giận này khi cha mẹ và con cái cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhờ đó cha mẹ có thể xây dựng mối quan hệ tin cậy với con một cách tự nhiên nhất.

Thực chất, nổi nóng cũng không hẳn là điều xấu. Và việc thấu hiểu “cơn nóng giận” của con sẽ giúp các bậc phụ huynh có cơ hội trải qua những ngày tháng vui vẻ, trọn vẹn bên con hơn.

Mục lục:

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN

Chương 1: Quản lý cơn nóng giận là gì?

Quản lý cơn nóng giận là gì?

Cơn nóng giận là gì?

Không được phép nóng giận sao?

Sẽ ra sao nếu nóng giận sai cách?

Trường hợp không nhận ra rằng mình đang nóng giận

Bốn cơn “nóng giận” có vấn đề mà bạn cần biết

Cấu trúc của cơn nóng giận 1: ~ Nóng giận là cảm xúc thứ cấp ~

Cấu trúc của cơn nóng giận 2:  ~ Cảm xúc “nên/cần” khiến cho chúng ta giận ~

Cách phân chia cơn nóng giận là gì?

Đỉnh cao của cơn nóng giận là 6 giây

Ghi chép lại về cơn nóng giận là gì?

Chuyên mục:  Những điều cần chú tâm  trong đời sống thường ngày

Chương 2: Sử dụng hiệu quả phương pháp quản lý cơn nóng giận

Hãy hiểu cơn nóng giận của mình

Viết ra cơn nóng giận

Hãy hiểu cơn nóng giận của mình

Số hóa cơn nóng giận

Quyết định mục đích cuối cùng của cơn nóng giận

Để tiếp tục tương tác với những người có giá trị quan “cần/nên” khác mình

Hiểu rõ tính chất của cơn nóng giận

Thử nghĩ về tự truyện của bản thân

Để giọt nước không tràn ly

PHẦN 2:  ÁP DỤNG THỰC TIỄN

Chương 3: Những phương pháp quản lý cơn  nóng giận Sử dụng được ngay lập tức

Những phương pháp quản lý cơn nóng giận sử dụng được ngay lập tức

Cách truyền đạt cơn nóng giận theo mẫu

Cách biểu hiện sự tức giận theo tình huống

Giải lao (Time-out)

“Tiếp đất” (Grounding)

Ngưng suy nghĩ (Stop thinking)

Niệm chú

Đếm ngược

Thư giãn nhịp thở

Chương 4: Workshop quản lý cơn giận

Những công việc mà cuốn sách này có thể làm

Khi mở workshop Trước khi tổ chức workshop

Hiểu về tâm trạng – cơn nóng giận

Kiềm chế phản xạ tức giận

Hiểu về bản thân và cơn nóng giận của bản thân

Có rất nhiều mạch suy nghĩ

Lựa chọn tức giận hay không tức giận

Lựa chọn không nổi giận

Lựa chọn nổi giận

Chuyên mục:  Phương pháp kích thích năm giác quan trong nhà

Trích đoạn sách:

Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu “các kỹ thuật quản lý cơn nóng giận có thể thực hiện ngay” và “cách truyền đạt cơn nóng giận” theo cảm xúc bộc phát ban đầu theo mẫu.

NGHĨ TỚI “CÁCH TRUYỀN ĐẠT”

Giao tiếp có 3 loại:

• Loại bị động (bản thân không OK/đối phương OK): Loại ưu tiên suy nghĩ và ý kiến của đối phương hơn của bản thân. Không thể nói điều muốn nói. Không tự tin, không có chính kiến.

• Loại công kích (bản thân Ok/đối phương không OK): Loại toàn ưu tiên ý kiến bản thân, không nghĩ tới đối phương. Do không nghe người khác nói nên dễ bị  cô độc.

• Loại quyết đoán (bản thân OK/đối phương OK): Loại vừa tôn trọng bản thân lại vừa có thể tôn trọng đối phương. Người này có thể vừa có chính kiến lại vừa nhận thức được sự khác biệt, có thể tự lựa chọn hành động của bản thân sao cho không ảnh hưởng tới  người khác.

Người thuộc dạng bị động không có chính kiến dễ hướng sự tức giận về bản thân. Còn người thuộc dạng công kích rất dễ nóng giận khi không vừa ý. Người quyết đoán sẽ không cố ép buộc bản thân mà sẽ biểu hiện tâm trạng của mình. Những người này do nhận thức được sự khác biệt với mọi người nên không thấy tức giận vô cớ. Quyết đoán cũng sẽ dẫn tới việc bạn không bị cơn giận làm phiền.

HƯỚNG TỚI DẠNG QUYẾT ĐOÁN

• Khi nói điều khó nói, hãy đặt chủ ngữ trung tâm là “tôi”: Ngược lại của “tôi” là “bạn”, tức là câu nói dùng đối phương làm chủ ngữ. Trung tâm: “Đến muộn thế!” thay bằng: “Cậu đến muộn làm mình lo đấy”… Câu trước khiến người nghe cảm thấy có sự công kích, câu sau sẽ khiến người nghe có cảm giác dễ chịu hơn.

• Học thông điệp phi ngôn ngữ: Trong hội thoại, con người có thể lấy được thông tin không chỉ qua ngôn ngữ mà còn qua những thông điệp phi ngôn ngữ như ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, điệu bộ…

• Cần phải biết nói không và biết chấp nhận khi bị nói không.

• Biết nhờ vả, biết xử lý thật khéo khi được nhờ vả.

Còn rất nhiều yếu tố khác ngoài những điều được kể ở trên để trở nên quyết đoán và cần nhiều thời gian cũng như rèn luyện, song đó là những thứ các bạn có thể ứng dụng được ngay. Hãy chú ý tôn trọng cả bản thân mình lẫn đối phương, cảm thấy có điểm khác biệt hãy sử dụng chủ ngữ “tôi”… Bằng cách áp dụng những kỹ thuật này, bạn sẽ có thể giao tiếp trôi chảy và tạo thêm nhiều niềm vui cho bản thân.

Bên cạnh đó, do truyền đạt được chính xác tâm trạng của bản thân nên cảm giác tức giận của bạn cũng được biểu đạt có tính xây dựng hơn.

Khách hàng nhận xét

Khách hàng nhận xét

Cám ơn bạn: Gieo mầm nhân cách sống qua những ấn phẩm tinh hoa – mỗi cuốn sách bạn mua từ BKE không chỉ là một đơn hàng thông thường mà là sự đóng góp cho các Dự Án Cộng Đồng Sống Tử Tế để nhân rộng sự tử tế đi muôn phương.

HOTLINE: 0906.777.111 – PHÍM 3