Trong cuốn sách Giáo Dục Không La Mắng, tiến sĩ y khoa, hội trưởng Hội nghiên cứu Nhi đồng học - Nobuyoshi Hirai nhận định: Khi bị la mắng, trẻ sẽ dần trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, không phá phách, tuy vậy tính hiếu kỳ sẽ bị kìm hãm. Khi bị ngăn cản trò này thì trẻ lại bày ra trò khác để nghịch ngợm.
Muốn dạy trẻ, cần hiểu trẻ. Cuốn sách Giáo Dục Không La Mắng cung cấp thông tin về cảm xúc và thói quen sinh hoạt, các trò chơi yêu thích của trẻ trong độ 2 - 3,5 tuổi. Quan điểm của sách là khuyến khích cho trẻ được tự do - tự do nghĩ ra đồ chơi, cách chơi, rủ bạn cùng chơi… Khi được chủ động thì trẻ dần hình thành tính cách tích cực hành động.
Khi trao tự do, cha mẹ không nên can thiệp, làm giúp cho con. Tác giả chia sẻ phương pháp “im lặng”. Theo đó, cha mẹ không bỏ mặc, ra lệnh trong mọi việc, không góp ý, không nhúng tay làm gì giúp trẻ.
Nuôi dạy trẻ là một quá trình dài hơi, tốn sức, tốn thời gian và đầy “cân não” đối với các ông bố, bà mẹ. Giáo Dục Không La Mắng không chỉ đưa ra những nhận định sâu sắc mà còn tập hợp những phương pháp thiết thực để các bậc phụ huynh có thể phát huy hết tiềm năng con trẻ.