“Thuật xử thế của người xưa” được viết năm 1954, bao gồm những điển tích khắp đông tây kim cổ về đạo xử thế đầy thâm thúy và sâu sắc của những bậc thánh nhân thời xưa. “Thuật xử thế của người xưa” là những lời khuyên một cách ý nhị của tác giả về thuật giao tiếp giữa người với người, với bậc bề trên, cũng như với nội tâm của chính mình, hướng đến tinh thần chân, thiện, mỹ.
Nhân vật trong các mẩu truyện đều là các danh nhân tên tuổi đã được ghi trong lịch sử. Vì vậy, những cách xử thế của các vị là những bài học có giá trị và thiết thực đối với bất cứ ai trong xã hội.
"Bước đầu của sự khôn ngoan là biết mình. Chưa phải là người đại dũng mà cố bắt chước việc làm của người đại dũng, thế nào cũng hỏng việc, lại còn nguy hiểm cho mình và cho người khác nữa”.
“Sự phải biết thì vô cùng, còn sức hiểu biết của mình thì có hạn; lấy cái hữu hạn mà lượng cái vô cùng… thật khó lòng mà làm nổi”.
“Nhịn được cái điều người ta không thể nhịn được, dung được cái điều người ta không thể dung được… Phải là người độ lượng hơn người, kiến thức hơn người, điềm tĩnh hơn người, mới làm nổi”.