Trọn Bộ Sách Làm Nên Thành Công Bền Vững Của Toyota

Thương hiệu: Khác   |   Tình trạng: Còn hàng
1,057,000₫

Link sản phẩm lẻ: 

Xem tại đây

  • FREE SHIP VỚI ĐƠN HÀNG > 500.000 đ
THÔNG TIN KHÁC
  • CỬA HÀNG 1 : 24 đường số 32, P An Khánh, TP Thủ Đức (Gần Trung tâm Q1)
    CỬA HÀNG 1 : 24 đường số 32, P An Khánh, TP Thủ Đức (Gần Trung tâm Q1)
  • CỬA HÀNG 2: Lô B1.1 - NT01, Khu đô thị Thanh Hà - Xã Cự Khê - HuyệnThanh Oai - Hà Nội
    CỬA HÀNG 2: Lô B1.1 - NT01, Khu đô thị Thanh Hà - Xã Cự Khê - HuyệnThanh Oai - Hà Nội

Mô tả sản phẩm

Combo Làm Nên Thành Công Bền Vững Của Toyota bao gồm cẩm nang những bí quyết xây dựng để Trường Tồn của Toyota, vượt qua những thách thức của thị trường kinh doanh, bất ổn của những cuộc khủng hoảng tài chính, hay ảnh hưởng nặng nề từ những trận động đất sóng thần lịch sử.

Ra đời từ nửa sau thế kỉ 19 với xuất phát điểm là một xưởng mộc chuyên đóng và chế tạo máy dệt ở một vùng quê của Nhật Bản, sau gần 150 năm, Toyota đã vươn lên trở thành công ty đa quốc gia chuyên sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới. Độ “khủng” của công ty Toyota không chỉ nằm ở số lượng xe sản xuất hàng đầu thế giới hay lợi nhuận ròng đạt đến 2.000 tỷ yên, mà chính là nằm ở “năng lực làm việc để liên tục tạo ra được thành quả”.

Trong quá trình miệt mài không ngừng xây dựng và trưởng thành của mình, Toyota đã luôn phải đương đầu với vô vàn thử thách. Năm 1950, công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Kể từ năm 2008, công ty liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn đến từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Lehman, đồng thời thu hồi sản phẩm trên quy mô lớn. Năm 2011, Toyota còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất sóng thần lịch sử tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ vào tích lũy Kaizen hằng ngày nên Toyota vẫn liên tục duy trì, cho ra thành quả mà không cần phải cắt giảm nhân sự hay rút gọn các mảng kinh doanh.

Đặc trưng của phương thức Toyota là “luôn luôn thay đổi”, tự mình phải nhận ra vấn đề, tự suy nghĩ bằng trí tuệ bản thân, và cuối cùng là tiến hành với tất cả trách nhiệm của mình. Không phải đợi đến lúc rơi vào tình thế bắt buộc thì mới chịu thay đổi, Toyota quan niệm cần tiến hành kaizen hằng ngày và biến đó thành chuyện đương nhiên. Khi kinh doanh thuận lợi càng phải mạnh dạn thay đổi lớn. Ý chí mạnh mẽ đối với sự thay đổi đã giúp Toyota có sức đề kháng lớn đối với các nguy cơ, khó khăn, và Toyota dường như đã dẫn đầu việc đón đầu xu thế.

Bộ sách này sẽ tập trung giới thiệu các ví dụ thực tiễn về cách thức áp dụng phương thức Toyota trong khâu nghiên cứu, bán hàng và các bộ phận gián tiếp, được đúc rút trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của hãng, từ đó cung cấp cho độc giả những bài học quý báu về cách làm việc hiệu quả theo phương thức Toyota. Thông qua bộ sách, độc giả sẽ hiểu thêm nhiều điều về một trong những hãng xe hơi hàng đầu thế giới, cũng như cách nghĩ, cách làm đã giúp họ vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách để làm nên một hãng xe đình đám như ngày hôm nay.

1. Nghệ Thuật Đào Tạo Cấp Quản Lý Của Toyota

2. Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota (Tái Bản)

3. Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota (Tái Bản 2019)

4. Nghệ Thuật Làm Việc Cho Ra Kết Quả Của Toyota (Tái Bản 2018)

5. Nghệ Thuật Làm Việc Tuyệt Vời Của Toyota (Tái Bản 2018)

6. Nghệ Thuật Nâng Cao Năng Suất Của Toyota

7. Thất Bại Học Của Toyota

8. Dọn Dẹp Theo Phương Thức Toyota

9. Những Câu Nói Cửa Miệng Làm Nên Thành Công Của Toyota

10. Giải Quyết Vấn Đề Theo Phương Thức Toyota

11. Nghệ Thuật Chuẩn Bị Và Lên Kế Hoạch Toyota

Nghệ Thuật Đào Tạo Cấp Quản Lý Của Toyota

Số lượng ô tô bán ra của Toyota nhiều nhất trên thế giới. Ba năm liên tiếp đạt mức lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử và có tới trên 330.000 nhân viên (số liệu năm 2014-2016).

Có một điều mà Toyota – nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới luôn coi trọng hàng đầu đó là… xây dựng công xưởng vững mạnh. Tuy nhiên, yếu tố cần thiết để có một công xưởng vững mạnh không phải là chỉ đào tạo một nhà lãnh đạo xuất sắc duy nhất. Toyota coi trọng đào tạo những lãnh đạo ưu tú (số nhiều).

Ở Toyota, những thế hệ cấp trên kế tiếp sẽ kế thừa những bí quyết đào tạo của các thế hệ lãnh đạo trước đó.

Nghệ thuật đào tạo cấp quản lý của Toyota tổng hợp những bí quyết đào tạo con người và bồi dưỡng lãnh đạo của Toyota, lý giải lý do vì sao Toyota không cần một lãnh đạo xuất chúng nhưng vẫn trở thành công ty hàng đầu thế giới.

Ở Toyota, để trở thành lãnh đạo cấp cao, người lãnh đạo buộc phải có năng lực cao trong giải quyết vấn đề định hướng mục tiêu và đào tạo được lớp quản lý kế cận cho tương lai ngay tại chính nơi mình làm việc.

Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota

Khi nhắc tới Toyota, mọi người thường nghĩ tới “Phương thức sản xuất Toyota”, “Just in time” hay “Hệ thống chế tạo sản phẩm năng suất cao”. Nhưng thực chất, đó mới chỉ là một phần về sản xuất tại Toyota. 

Toyota không đào tạo những nhân viên na ná nhau và chỉ biết nghe theo chỉ thị từ cấp trên.

Để tạo ra sản phẩm hiệu quả, nâng cao tối đa năng suất, không thể thiếu việc đào tạo những nhân viên biết tự suy nghĩ, tự thân vận động. Cách suy nghĩ này đã được thấm nhuần ở Toyota.

Vì vậy, cấp trên Toyota không những phải cố gắng theo đuổi hiệu suất, thành quả làm việc mà còn phải tập trung đào tạo cấp dưới.

Thậm chí, họ còn suy nghĩ chính việc đào tạo cấp dưới sẽ liên quan trực tiếp đến thành tích của cấp trên và tăng doanh thu của công ty.

Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đều là những nhân viên Toyota kì cựu, từng làm việc trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 1960 đến nửa sau năm 2000. Hiện nay họ đã trở thành những chuyên gia đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản).

Tất cả các chuyên gia này đã từng có kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí như: tổ trưởng, xưởng trưởng... quản lý từ 100 đến 500 nhân viên trong Toyota.

Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota

“Chính lúc gặp khó khăn mới là cơ hội”.

Phương thức sản xuất Toyota có nói rằng “thắng thua được quyết định bởi số lượng của trí tuệ được đưa ra”.

Nếu chỉ làm những việc giống người khác thì không thể tạo ra năng lực cạnh tranh. Ví dụ, nếu sử dụng cùng loại máy móc để sản xuất cùng một loại sản phẩm với đối thủ, thì không thể nào chiến thắng được. Việc đưa “trí tuệ của con người” vào cách sử dụng máy móc là cần thiết. Cùng một máy móc, nhưng tùy theo cách tùy chỉnh và hàm lượng trí tuệ của con người mà công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh đối với công ty khác.

Theo số liệu thống kê, có một năm tổng số phương án Kaizen đã được đề xuất là 650.000 phương án. Từ năm 1950, Toyota bắt đầu áp dụng chế độ “đề xuất Kaizen”. Không phải năm nào cũng có số lượng phương án Kaizen lớn như trên, nhưng giả sử mỗi năm có khoảng 500.000 phương án được thực hiện thì trong 60 năm qua, Toyota đã thực hiện khoảng 30 triệu phương án Kaizen.

Đây chính là cơ sở để Toyota trở thành số một thế giới. Mỗi năm Toyota sản xuất 10 triệu xe tại hàng chục quốc gia trên thế giới, tạo ra lợi nhuận trên 2 nghìn tỷ yên. Có thể nói nguồn gốc tạo ra sự phát triển của Toyota chính là từ 30 triệu phương án Kaizen này.

Có thể những phương án Kaizen chỉ là những “trí tuệ nhỏ”, nhưng khi tập hợp được 1 triệu, 2 triệu “trí tuệ nhỏ”, Toyota có thể tạo ra sức mạnh áp đảo hoàn toàn trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển của Toyota là minh chứng cho điều này.

Nghệ Thuật Làm Việc Cho Ra Kết Quả Của Toyota

Nghệ Thuật Làm Việc Cho Ra Kết Quả Của Toyota:

  • Bồi dưỡng thu phục lòng người
  • Xây dựng niềm tin 
  • Thay đổi ý thức
  • Cách truyền đạt đem lại hiệu quả cao nhất

MỤC LỤC

Chương 1: Thu phục lòng người, cho ra kết quả

Chương 2: Học cách quan sát từ góc nhìn của khách hàng để tạo ra kết quả mong muốn

Chương 3: Phương pháp phát triển năng lực cạnh tranh để tạo ra kết quả vượt bậc

Chương 4:  Phương pháp đột phá để chắc chắn tạo ra kết quả

Nghệ Thuật Làm Việc Tuyệt Vời Của Toyota

Hãy thử áp dụng Know-how của Toyota vào công việc của bạn.

Trước năm 2008, Toyota vẫn luôn khiến chúng ta choáng ngợp về tốc độ tăng trưởng với sản lượng sản xuất và số lượng tiêu thụ đứng đầu thế giới, công xưởng sản xuất cũng được mở rộng trên quy mô toàn cầu. Trong giai đoạn này, tình trạng sản xuất của Toyota thậm chí có thể nói rằng: “cứ sản xuất ra là có thể tiêu thụ được”. Tuy vậy, khi đang ở vị trí đứng đầu thế giới vào năm 2008 thì công ty phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế Lehman. Đến năm 2009-2010 Toyota lại điên đảo với tình trạng bị buộc thu hồi xe tại thị trường Mỹ. Thêm vào đó, tháng 3 năm 2011 công ty lại phải gánh chịu những thiệt hại lớn từ trận động đất sóng thần tại khu vực phía Đông Nhật Bản. Liên tiếp các vấn đề đến từ trong và ngoài nước đã gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động sản xuất nói chung, cũng là những cú đánh thẳng vào Toyota nói riêng.

Trước đây, ngài Toyoda Kiichiro - người sáng lập Toyota đã phải nhận trách nhiệm và từ chức khi công ty đứng trước bờ vực phá sản vào năm 1950 - cũng đã đề cao tầm quan trọng của việc dự phòng những nguy cơ nghiêm trọng “chỉ có thể gặp 1 đến 2 lần trong 100 năm”. Khả năng trụ vững trước những khó khăn liên tiếp như vậy là minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền bỉ của Toyota.

Tình trạng khó khăn này kéo dài liên tiếp trong mấy năm trời.Trong thời điểm ấy, điều cấp thiết hơn bao giờ hết chính là phải tìm ra được lối thoát cho công ty. Bất ngờ thay, lối thoát ấy lại nằm chính ở phương thức Toyota mà công ty đã dành biết bao năm tháng để xây dựng nên.

Sau cơn khủng hoảng Lehman một thời gian, trong công ty Toyota truyền tai nhau một câu nói: “Có một thứ mà chúng ta nhất quyết phải lấy lại. Mặc dù công ty đã chịu thiệt hại vô cùng lớn nhưng chỉ cần quay trở lại phương thức Toyota thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.” Chính điều này đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người.

Kết quả chính là cuộc hồi phục ngoạn mục và danh hiệu nhà sản xuất xe hơi đầu tiên trên thế giới đạt đến mức sản xuất 10 triệu chiếc xe.Trong cuốn sách này, tôi đã chọn lọc ra những tinh hoa của phương thức sản xuất Toyota, cơ sở cho cuộc khôi phục ngoạn mục từ cơn khủng hoảng kinh tế Lehman, sao cho không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà cả phía thương mại cũng có thể áp dụng ngay lập tức (ngoài ra còn kèm theo hình minh họa sao cho dễ hiểu nhất). Bất cứ bài học nào trong cuốn sách này cũng đều được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế đã từng phát sinh trong công xưởng của Toyota. Có lẽ những bài học này cũng có phần "nghiêm khắc" nhưng lý do của sự “nghiêm khắc” ấy chính là xuất phát từ lòng tin vào khả năng tuyệt vời của con người. Tôi cũng mong muốn quý độc giả nhận ra và tin vào trí tuệ, khả năng tuyệt vời tiềm ẩn bên trong bản thân mình. Đồng thời, xin hãy áp dụng dù chỉ 1 hay 2 điều học được vào công việc thực tế hàng ngày. Phương thức Toyota không phải chỉ để đọc mà cần thiết phải được thực hành.

Mong rằng sau khi đọc cuốn sách này, quý độc giả sẽ tích lũy dần những kinh nghiệm nhỏ hàng ngày để đạt được thành quả lớn hơn, biến những nguy cơ gặp phải thành sức mạnh của bản thân.            

Nghệ Thuật Nâng Cao Năng Suất Của Toyota

Theo tài liệu của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), trong năm 2015 năng suất của lao động Nhật Bản trên một đơn vị thời gian là 42.1$, tương đương với 60% của người Mỹ. Nhật Bản chỉ được xếp khá thấp ở vị trí 20 trong số tổng 35 quốc gia trong bảng xếp hạng của OECD.

Quãng thời gian trước và sau chiến tranh, hãng xe hơi Toyota luôn trong nằm trong tình trạng khó khăn trong kinh doanh, nhưng với phương thức sản xuất Toyota bao gồm: “Just in time”, “tự động hoá”, “phương thức Kanban”, “Kaizen”…họ đã nâng cao được năng suất.

Trong bối cảnh đó, đã sinh ra những “thói quen” được thực hiện từng ngày bởi nhân viên Toyota.

Bộ thói quen bao gồm:

  • Thói quen “Kaizen” nâng cao năng suất lao động
  • Thói quen nâng cao “năng lực” tại nơi làm việc
  • Thói quen của “tập thể” nâng cao hiệu quả giao tiếp
  • Thói quen của cấp trên phát huy tối đa năng lực của nhân viên

Thất Bại Học Của Toyota

Nếu bỏ ngỏ thất bại, thì nó sẽ kết thúc đúng nghĩa là “thất bại”. Tuy nhiên, nếu đối diện với thất bại, và cố gắng phát huy chúng thì thất bại sẽ trở thành một phần của quá trình Kaizen. Làm được như vậy thì “thất bại” sẽ không kết thúc bằng “thất bại”.

Giả sử có phát sinh sản phẩm lỗi, Toyota không dò tìm để đổ trách nhiệm cho bất kỳ cá nhân nào. Những người tại xưởng sẽ cùng nhau suy nghĩ, cho ra trí tuệ để tìm hiểu xem “tại sao lại phát sinh sản phẩm lỗi?”. Tuyệt đối Toyota không bỏ dở giữa chừng. Toyota truy cứu và tiêu diệt nguyên nhân gây ra vấn đề, không lặp lại lỗi tương tự. Cách làm thành công sẽ được nhân rộng sang những dây chuyền, bộ phận khác. Nhờ đó mà tổ chức trở nên vững mạnh hơn.

Dọn Dẹp Theo Phong Cách Toyota

“Kho báu” mang tên “4 loại lãng phí” đang được cất giấu xung quanh bạn!

  • Lãng phí không gian là lãng phí khoảng trống mà không phải miễn phí. Nếu cứ để nguyên như vậy chi phí sẽ càng lớn dần.
  • Lãng phí thời gian là lãng phí do phát sinh thời gian tìm kiếm khi không quyết định các quy tắc bắt đầu từ nơi làm việc cho đến dữ liệu máy tính.
  • Lãng phí do sai sót là lãng phí do phát sinh các vấn đề như chất lượng không tốt hay phàn nàn khi không dọn dẹp.
  • Lãng phí do di chuyển đi lấy đồ: Không cần biết có thường xuyên sử dụng hay không, nếu đặt ở xa thì thời gian đi lấy sẽ trở thành lãng phí. Thời gian đó không tạo ra giá trị.

Trích “Dọn Dẹp Theo Phương Thức Toyota”

Những Câu Nói Cửa Miệng Làm Nên Thành Công Của Toyota

Sau cơn khủng hoảng Lehman một thời gian, trong công ty Toyota truyền tai nhau một câu nói: “Có một thứ mà chúng ta nhất quyết phải lấy lại. Mặc dù công ty đã chịu thiệt hại vô cùng lớn nhưng chỉ cần quay trở lại phương thức Toyota thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.” Chính điều này đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Ở Toyota, họ có những "câu nói cửa miệng" lưu truyền trong công xưởng. Những câu nói đó được truyền đi từ giám đốc đến các quản lý, từ các quản lý đến các nhân viên, từ các đàn anh đi trước đến các đàn em nối sau.Cội nguồn sức mạnh của Toyota được đúc kết trong những “câu nói cửa miệng”.

Với tư liệu được lấy thông qua phỏng vấn những người quản lý có trên 40 năm kinh nghiệm làm việc tại Toyota, cuốn sách bạn đang cầm trên tay tổng hợp những "câu nói cửa miệng" được lưu truyền xuyên suốt nhiều thế hệ tại Toyota. Hơn nữa, nó cũng tập trung vào những cách suy nghĩ trong từng bối cảnh tương ứng với các câu nói đó.

Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đa số là những nhân viên đã từng làm việc tại Toyota từ trước năm 1960 đến trước năm 2000. Sau đó, họ chuyển qua công việc đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi). Hiện tại, họ vẫn tiếp tục công tác tư vấn để truyền lại những tư duy, kiến thức đã được bồi dưỡng tại Toyota tới những công ty khác trong lĩnh vực sản xuất, nhằm hỗ trợ đào tạo con người và nâng cao thành tích kinh doanh.

Giải Quyết Vấn Đề Theo Phương Thức Toyota

Cuốn sách chủ yếu nói về các nội dung:

Bí quyết nào tạo nên sức mạnh của Toyota?

Phương pháp giải quyết vấn đề dẫn đến đột phá, chính là bí quyết sức mạnh của Toyota.

Với 8 bước giải quyết vấn đề và những câu chuyện thực tiễn của các chuyên gia đào tạo, đồng thời là cựu nhân viên Toyota sẽ truyền tải đến bạn đọc những tinh túy của kỹ năng này.

Năng lực giải quyết vấn đề là kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với bất kỳ nghề nghiệp, ngành nghề nào.

Nghệ Thuật Chuẩn Bị Và Lên Kế Hoạch Toyota

Thời gian là tài nguyên mà tất cả mọi người được thượng đế ban tặng một cách công bằng. Tuy nhiên, phương pháp để sử dụng thời gian hiệu quả lại ít được giảng dạy ở trường học. Mỗi cá nhân thường tự trang bị kỹ năng quản lý thời gian thông qua công việc.

Để nâng cao năng suất công việc, năng lực lên kế hoạch và sắp xếp công việc (chuẩn bị công việc) là không thể thiếu.

Chuẩn bị công việc không phải là phương pháp chỉ để hoàn thành sớm công việc mà là những know-how (bí quyết) vừa giúp nâng cao tốc độ, vừa duy trì chất lượng của công việc, từ đó nâng cao thành quả đạt được.

Nội dung chính của cuốn sách Nghệ Thuật Chuẩn Bị Và Lên Kế Hoạch theo phương thức Toyota được chọn lọc từ những câu nói, câu chuyện thực tế của những người từng là quản lý, công xưởng trưởng làm việc tại Toyota từ những năm 1960 cho đến năm 2015. Hiện nay, họ là các chuyên gia đào tạo “nâng cao năng suất, chất lượng” tại công ty cổ phần OJT Solutions (trụ sở tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi). Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm, phương pháp có thể áp dụng được cho bất kỳ ai đang làm việc ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào.

Toyota có thể sản xuất một chiếc xe hơi xe hơi từ hơn 30 ngàn chi tiết chỉ trong vòng một phút. Toyota có thể sản xuất với hiệu suất cao như vậy là nhờ có “phương thức sản xuất Toyota” được xây dựng và hoàn thiện trong suốt một thời gian dài.

Có thể có một số người nghĩ rằng “Vì Toyota là một công ty lớn, nên chuyện Toyota có thể sản xuất một chiếc ô tô trong vòng một phút thực ra cũng chẳng có gì lạ cả”. Nhưng không hẳn vậy, để làm được điều này Toyota đã phải rất cố gắng, đặc biệt là nhờ vào đội ngũ làm việc tại công xưởng.

Đặc trưng của Toyota được tóm gọn trong 3 chữ “Just in time”. Định nghĩa một cách đơn giản, just in time là “Tốc độ sản xuất bằng với tốc độ bán sản phẩm ra ngoài thị trường”. Để có thể làm được việc này thì thời gian hoàn thiện sản phẩm (thời gian cần thiết từ khi bắt tay vào công việc sản xuất cho đến khi hoàn thành tất cả các công đoạn) tính từ khi nhập các chi tiết cho đến khi sản phẩm được bán ra phải được rút ngắn một cách tối đa. Đây là sứ mệnh khi sản xuất ô tô và cũng là một trong những điểm mạnh của Toyota.

Nền tảng của khả năng rút ngắn thời gian sản xuất xuống mức tối đa là trí tuệ đã được tính luỹ trong một thời gian dài và từ năng lực chuẩn bị và sắp xếp công việc mà nhân viên Toyota đã áp dụng trong công xưởng.

Đặc biệt: Tặng File in câu nói vĩ nhân, truyền động lực cho doanh nghiệp khi đặt mua trọn bộ sách.

Khách hàng nhận xét

Khách hàng nhận xét

Cám ơn bạn: Gieo mầm nhân cách sống qua những ấn phẩm tinh hoa – mỗi cuốn sách bạn mua từ BKE không chỉ là một đơn hàng thông thường mà là sự đóng góp cho các Dự Án Cộng Đồng Sống Tử Tế để nhân rộng sự tử tế đi muôn phương.

HOTLINE: 0906.777.111 – PHÍM 3