Cái Cười Của Thánh Nhân không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u mặc phương Đông, mà còn hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn. Những câu chuyện cổ, những bài văn u mặc trong quyển sách cho ta thấy cuộc đời dưới một lăng kính khác hài hước hơn, thú vị hơn và sâu sắc hơn.
“Cái cười của Thánh nhân” là tiếng cười của người thoát vòng tục lụy, tiếng cười vang của con người tự do, tiếng cười vang vọng ngàn năm khắp mấy cõi trời… Đó là tiếng cười của Lão Tử, của Trang Tử và của bao hiền nhân khác biết tung tăng đùa chơi với cuộc đời.
“Cái cười của Thánh nhân” là tiếng cười của người thoát vòng tục lụy, tiếng cười vang của con người tự do, tiếng cười vang vọng ngàn năm khắp mấy cõi trời… Đó là tiếng cười của Lão Tử, của Trang Tử và của bao hiền nhân khác biết tung tăng đùa chơi với cuộc đời.
Nguyễn Duy Cần đã mượn chuyện ngàn xưa để cười chuyện thời nay. Chúng ta đang ở trong một thế giới vật chất đầy đủ nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng tinh thần của chúng ta mệt lắm, khổ lắm bởi tầm nhìn, tầm nhận thức của chúng ta. Chúng ta đang sống vì những việc mà mình cho là quan trọng lắm, giá trị lắm, cần thiết lắm và những cuộc tranh giành, chiến tranh, đau khổ cũng vì đó mà diễn ra…
Dường như cuộc sống đang thiếu vắng dần sự bình yên, thiếu vắng dần hạnh phúc. Đọc Cái cười của Thánh Nhân để chúng ta biết cười mình, biết xót xa thân phận của mình và biết tự giải thoát để có tiếng cười đầy hoan lạc trong cuộc đời.